Biến tần cho Cầu trục, Cổng trục, Cẩu tháp, vận thăng

   Trước khi tìm hiểu về các giải pháp "Lắp biến tần cho cầu trục, cẩu tháp, vận thăng..." chúng ta cần tìm hiểu và nắm rõ về tính năng, đặc thù ứng dụng của các loại cẩu từ đó có những giải pháp lựa chọn, lắp đặt biến tần một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Cầu trục là gì?
- Cầu trục là một thiết bị dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa thường được đặt bên trong nhà xưởng, nó rất tiện dụng và có hiệu quả cao trong việc bốc xếp hàng hóa có khối lượng lớn với sức nâng từ 1 ~ 500 tấn được vận hành bằng động cơ điện.
- Cấu tạo cầu trục gồm 03 bộ phận chính:
+ Phần nâng hạ (Động cơ chính để nâng hạ vật lên xuống).
+ Phần xe con (Di chuyển vật sang trái, sang phải).
+ Phần xe lớn (Di chuyển dọc theo xưởng).

- Ứng dụng: Cầu trục thường được ứng dụng trong các nhà xưởng sản xuất, gia công sắt thép, xi măng, bê tông...
 
 
2. Cổng trục là gì?
- Cổng trục là thiết bị chuyên dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa ngoài bến bãi, nơi tập kết vật liệu, nó được dùng để bốc, dỡ hàng hóa có trọng tải từ 1 ~ 1000 tấn và được di chuyển bằng hệ thống motor điện đặt dưới 02 chân cổng. Hệ thống được thiết kế gần giống cổng dạng chữ A.
- Cấu tạo cổng trục giống như cầu trục chỉ khác là cổng trục di chuyển cả hệ thống bằng động cơ đặt dưới chân cổng còn cầu trục chỉ di chuyển phần dầm bên trên bằng động cơ xe lớn đặt phía trên.
- Ứng dụng: Cổng trục được ứng dụng bên ngoài trời tại các bến bãi, cảng biển, hoặc trên các công trường, nhà máy thủy điện...

 

 
3. Cẩu tháp là gì?
- Cẩu tháp là loại cẩu có phần thân được lắp ghép từ nhiều đoạn tách dời và được kích tăng dần chiều cao theo chiều cao công trình.
- Cấu tạo cẩu tháp gồm 03 bộ phận chính:
+ Bộ phận tời nâng hạ tải.
+ Bộ phận xe con di chuyển vào ra.
+ Bộ phận mâm xoay.

- Ứng dụng: Trong việc xây dựng các công trình nhà cao tầng, công trình thủy điện ...

 
 
4. Vận thăng là gì?
- Vận thăng là một thiết bị nâng hạ dùng để nâng hạ người, vật liệu, thiết bị máy móc trong quá trình thi công các công trình nhà cao tầng. Vận thăng thường được thiết kế dạng lồng có cửa an toàn và được nâng hạ lên xuống thông qua hệ thống động cơ tời có phanh, chốt bảo vệ an toàn.
- Cấu tạo: Vận thăng bao gồm các cơ cấu: Tời điện, ròng rọc, bàn nâng, cáp nâng, giá máy, thanh giằng, lồng vận thăng và vách đứng.

 

 
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
     Thực tế hiện nay đa phần các cẩu, vận thăng đời mới đã tích hợp biến tần, tuy nhiên vẫn còn một số cẩu từ thời còn cũ hoặc mới lắp nhưng để tiết kiệm chi phí vẫn được tích hợp hệ điều khiển qua khởi động từ. Để giúp Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những ưu, nhược điểm của phương pháp điều khiển truyền thống (Điều khiển qua hệ khởi động từ) chúng tôi xin phân tích cụ thể như sau:
- Không an toàn: Cẩu thường bị rung, lắc, giật cục trong quá trình điều khiển do động cơ được cấp điện trực tiếp ở điện áp định mức → Nhanh hư hỏng cơ khí và không an toàn cho người vận hành.
- Liên kết cơ khí không bền: Việc bị rung, lắc nhiều sẽ dẫn đến việc các mối nối cơ khí, khớp nối, phanh hãm rất nhanh hỏng và phải được theo dõi bảo dưỡng thường xuyên.
- Động cơ không được bảo vệ tốt: Thường động cơ chỉ được bảo vệ qua role nhiệt gắn cùng contactor nên việc ngắt bảo vệ động cơ ở những sự cố như chạm vỏ, chạm mát, mất pha, đảo pha sẽ không hiệu quả, động cơ thường xuyên bị lỗi, hư hỏng → Với đặc thù rất khắc nghiệt ngành cẩu trục, cầu tháp thì việc thay thế sửa chữa động cơ rất mất thời gian và tốn kém nhiều chi phí.
- Tủ điện thường rất kồng kềnh, đấu nối phức tạp và khó bảo trì: Cẩu là một thiết bị khi hoạt động cần thay đổi tốc độ liên tục. Việc đấu nối để động cơ có thể hoạt động ở nhiều cấp tốc độ khác nhau sẽ phức tạp, cần nhiều thiết bị, việc đấu nối tốn nhiều thời gian, hay bị lỗi vặt (Đứt dây, lỏng dây ...) trong quá trình sử dụng → Hay bị sự cố và mất nhiều thời gian cho việc xử lý sự cố.


III. GIẢI PHÁP LẮP BIẾN TẦN

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp nhiều loại biến tần khác nhau dùng để lắp đặt cho cẩu. Nhưng với đặc thù hoạt động rất khắc nghiệt của cẩu đặc biệt là cơ cấu nâng hạ tải thì không nhiều hãng biến tần có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu:
- Momen khởi động lớn: Đáp ứng được việc nâng tải ban đầu.
- Khả năng chịu quá tải ngắn hạn lớn (Thường 150 ~ 200% trong vòng 1~3s) giúp biến tần điều khiển động cơ hoạt động mạnh mẽ và ổn định.
- Khả năng phát hiện sự cố và bảo vệ nhanh: Tránh trường hợp cháy nổ biến tần khi đang hoạt động ở tốc độ cao, tải trọng lớn xảy ra lỗi đột ngột.
- Màn hình LCD giúp theo dõi đồng thời các tham số về A, VAC và VDC trong quá trình chạy thử tải thực tế để có những điều chỉnh về kỹ thuật hợp lý trước khi chạy thực tế ngoài công trường, giảm thiểu các nguy cơ về cháy, nổ biến tần.
- Có thể lưu được lịch sử chi tiết các lỗi xảy ra để thuận tiện trong việc công nhân sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
- Biến tần hoạt động ổn định, ít xảy ra lỗi vặt, độ bền cao.
- Tích hợp nhiều đầu vào đa chức năng có thể cài đặt 16 cấp tốc độ khác nhau.


BIẾN TẦN GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO ỨNG DỤNG CẨU TRỤC, CẨU THÁP
    Hiện nay trên thị trường có một số dòng biến tần với thiết kế chịu quá tải cao, momen khởi động mạnh mẽ rất thích hợp với các ứng dụng cho cẩu trục, cổng trục, cẩu tháp, vạn thăng ...
1. Biến tần Delta VFD-CH2000: Biến tần cho ứng dụng tải siêu nặng.
- Dải công suất: Từ 0.75kW ~ 280kW.
- Khả năng chịu quá tải 150% trong vòng 60s, 200% trong vòng 3s.
- Momen khởi động 200% ở 0.5Hz. Với chế độ FOC +PG có thể đạt đến 200% ở 0%.
- Tích hợp 09 chế độ điều khiển khác nhau
: V/F, SVC, V/F + PG, FOC + PG, TQC + PG, PM + PG, FOC sensorless, TQC sensorless, PM sensorless.
>>> Chi tiết có thể tham khảo thêm: Tại đây

2. Biến tần Delta VFD-C2000: Biến tần cho ứng dụng tải nặng.

- Dải công suất: Từ 0.75kW ~ 450kW.
- Khả năng chịu quá tải 150% trong vòng 60s, 180% trong vòng 3s.
- Momen khởi động > 150% ở 0.5Hz. Với chế độ FOC + PG có thể đạt đến 150% ở 0Hz.
- Tích hợp 09 chế độ điều khiển khác nhau: 
V/F, SVC, V/F + PG, FOC + PG, TQC + PG, PM + PG, FOC sensorless, TQC sensorless, PM sensorless.
>>> Chi tiết có thể tham khảo thêm: Tại đây
3. Biến tần Yaskawa A1000: Biến tần cho ứng dụng tải nặng, tải nâng hạ.
- Dải công suất: Từ 0.4kW ~ 630kW.
- Khả năng chịu quá tải 150% trong vòng 60s.
- Momen khởi động lớn 150% ở tần số 3Hz, 200% ở tần số 0.3Hz.
- Rất thích hợp cho các ứng dụng cần momen khởi động lớn, khả năng chịu quá tải cao, khắc nghiệt.

4. Biến tần Yaskawa GA700: Biến tần cho ứng dụng tải nặng loại mới của Yaskawa.
- Dải công suất: Từ 0.4kW ~ 510kW.
- Khả năng chịu quá tải 150% trong vòng 60s.
- Momen khởi động lớn 150% ở tần số 3Hz, 200% ở tần số 0.3Hz.
- Rất thích hợp cho các ứng dụng cần momen khởi động lớn, khả năng chịu quá tải cao, khắc nghiệt.

5. Biến tần Schneider Altivar ATV71: Biến tần chuyên dụng cho tải nặng, tải nâng hạ.
 
- Dải công suất: Từ 0.37kW ~ 630kW.
- Chuyên dụng cho các ứng dụng tải nặng, tải nâng hạ, tải cần momen khởi động lớn, chịu quá tải cao.
- Ứng dụng: Cẩu trục, cổng trục, cẩu tháp, vận thăng, máy nghiền, máy li tâm, máy vắt ...
Thông tin liên hệ để được hỗ trợ tư vấn
Kỹ sư: NGUYỄN VĂN MINH - HP: 0384 577 377 (Zalo)