Sửa biến tần FUJI - Sửa chữa biến tần
Công ty DKN là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ SỬA CHỮA - LẮP ĐẶT - THAY THẾ biến tần hãng FUJI ELECTRIC. Các dòng chúng tôi nhận sửa chữa bao gồm: Biến tần Frenic AQUA, Biến tần Frenic HVAC, Biến tần Frenic LIFT, Biến tần Frenic MULTI, Biến tần Frenic MEGA, Biến tần Frenic MINI, Biến tần Frenic ECO, Biến tần Frenic ACE ... Dịch vụ đảm bảo thời gian sửa chữa nhanh nhất, giá thành hợp lý nhất và chế độ bảo hành sau sửa chữa uy tín nhất.LIÊN HỆ: 0384 577 377
Biến tần Frenic ACE
- Là dòng biến tần giá kinh tế nhất của hãng Fuji, sản xuất tại Thái Lan, dành riêng cho khu vực Đông Nam Á
- Dải công suất: 0.75 ~ 710kW - ND: Dành cho tải bơm quạt (Quá tải 120% trong 60s, nhiệt độ max 40độ). - HD: Dành cho hầu hết các ứng dụng (Quá tải 150% trong 60s, nhiệt độ max 40độ). - HND: Dành cho tải nhẹ, tần số sóng mang cao (Quá tải 120% trong 60s, nhiệt độ max 50độ). - HHD: Dùng cho tải nặng, tần số sóng mang cao (Quá tải 150% trong 60s, 200% trong 0.5s). |
Biến tần Frenic ECO
- Là dòng biến tần chuyên dụng cho các hệ thống bơm, HVAC, quạt.
- Được tích hợp sẵn chức năng điều khiển PID, luân phiên, bù áp, có thể dùng để điều khiển nhiều động cơ khi cần thiết (Bài toán gọi thêm bơm). - Khả năng chịu quá tải: 120% trong vòng 60s. - Dải công suất: 0.75 ~ 560kW - Ứng dụng: Dòng biến tần ECO được phát triển riêng để dùng chuyên dụng cho các hệ thống điều khiển bơm, quạt, điều hòa không khí, một biến tần có thể điều khiển nhiều động cơ. |
Biến tần Frenic MINI
- Là dòng biến tần được thiết kế nhỏ gọn, khả năng tương thích cao.
- Khả năng chịu quá tải: 150% trong vòng 60s, 200% trong vòng 1.5s - Dải công suất: 0.4 ~ 15kW - Ứng dụng: Bơm, quạt, băng tải, máy đùn, máy ép, máy cuộn, cầu trục... |
Biến tần Frenic MEGA
- Là dòng biến tần cao cấp của Fuji, đáp ứng hầu hết các ứng dụng trong công nghiệp đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến việc kiểm soát vị trí có độ chính xác cao.
- Khả năng chịu quá tải: 120% trong 60s (Tải nhẹ), 150% trong 60s, 200% trong 3s (Tải nặng). - Dải công suất: 0.4 ~ 630kW - Ứng dụng: Cẩu trục, máy nén, máy ép, máy công cụ ... |
Biến tần Frenic MULTI
- Là dòng biến tần được thiết kế thân thiện với môi trường, khả năng sử dụng lâu dài.
- Khả năng chịu quá tải: 120% trong 60s (Tải nhẹ), 150% trong 60s (Tải nặng). - Dải công suất: 0.1 ~ 15kW. - Ứng dụng: Băng tải, bơm, quạt, máy công cụ, máy đóng gói ... |
Biến tần Frenic LIFT
- Là dòng biến tần được thiết kế chuyên dụng cho thang máy.
- Khả năng chịu quá tải: 200% trong vòng 10s. - Dải công suất: 2.2 ~ 45kW. - Tích hợp bộ hãm tốc và Card cho điều khiển vòng kín (Option card lựa chọn tùy thuộc vào loại encoder). - Ứng dụng: Điều khiển chuyên dụng cho thang máy. |
Biến tần Frenic HVAC
- Là dòng biến tần mới được sản xuất và lắp ráp tại Thái Lan, chuyên dụng cho các hệ thống HVAC bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt cho việc tháo lắp.
- Khả năng chịu quá tải: 110% trong vòng 60s. - Dải công suất: 0.75 ~ 710kW - Ứng dụng: Bơm, quạt, HVAC. |
Biến tần Frenic AQUA
- Là dòng biến tần tiêu chuẩn, chuyên dụng cho bơm, quạt, phát triển lên từ dòng ECO có khả năng điều khiển nhiều động cơ.
- Khả năng chịu quá tải: 110% trong vòng 60s - Dải công suất: 0.75 ~ 710kW - Ứng dụng: Nhà máy lọc nước, xử lý nước thải, hệ thống thủy lợi, khử mặn nước biển, bơm, quạt ... |
1. Bảng mã lỗi biến tần FUJI và cách khắc phục sửa chữa.
MÃ LỖI | NGUYÊN NHÂN | CÁCH KHẮC PHỤC |
OC1 (Lỗi quá dòng) |
1. Ngõ ra bị ngắn mạch 2. Mất mass từ ngõ ra của biến tần 3. Tải quá nặng 4.Thời gian tăng tốc hay giảm tốc quá ngắn 5. Tín hiệu nhiễu lớn gây ra cho biến tần 6.Cài đặt thông số động cơ không hợp lệ. |
1. Tháo terminal (U, V, W) từ ngõ ra của Biến tần, kiểm tra điện trở giữa các pha, kiểm tra khi điện trở quá thấp. Gỡ bộ phận nào làm ngắn mạch.
2. Tháo terminal (U, V, W) từ ngõ ra của biến tần, kiểm tra bằng đồng hồ MegaOhm. Gỡ bộ phận nào làm ngắn mạch 3. Kiểm tra dòng của động cơ với thiết bị kiểm tra, ghi lại dạng tín hiệu. Sử dụng các thông tin để phán xét nếu dòng tải lớn hơn thiết kế. Nếu tải quá nặng thì thay biến tần cấp lớn hơn. Kiểm tra đặt tuyến của dòng điện, nếu có sự thay đổi đột ngột thì thay biến tần cấp lớn hơn 4. Kiểm tra khởi động của động cơ có đủ moment trong suốt quá trình tăng tốc hay giảm tốc hay không. Moment được tính từ moment quán tính của tải và thời gian tăng giảm tốc. 5. Kiểm tra lắp đặt biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Có biện pháp chỗng nhiễu. 6. Kiểm tra hàm thông số động cơ. Cài đặt đúng với nameplate của động cơ. |
OV1 (Lỗi quá áp) |
1. Nguồn vào lớn hơn so với thông số của động cơ. 2. Có một xung nhiễu tác động vào nguồn 3. Thời gian giảm tốc quá ngắn kết hợp với tải 4. Tải trọng quá năng 5. Tín hiệu nhiễu lớn gây ra cho biến tần 6.Không kết nối được với điện trở |
1. Kiểm tra điện áp ngõ vào. Nếu lớn hơn thì giảm sao cho phù hợp. 2. Nguồn cung cấp bởi tụ lọc khi được tắt hặc mở hoặc khi thyristor đóng ngắt có thể gây nhiễu cho nguồn vào. Lắp thêm cuộn lọc nhiễu ở ngõ vào (DC reactor). 3. Tính toán lại thời gian hãm từ thông số tải và mômen hãm. Thay đổi thời gian hãm. 4. So sánh mômen hãm của tải với biến tần. Chọn điện trở xả nhỏ gắn vào biến tần. Thay biến tần cấp lớn hơn. 5. Kiểm tra lắp đặt biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Có biện pháp chống nhiễu. 6. Kiểm tra điện trở hãm gắn vào biến tần có đúng hay không. Điện trở hãm gắn vào terminal (P+) và (BD) |
LU (Lỗi thấp áp) |
1. Lỗi tức thời 2. Điện áp của nguồn không đúng với thông số của biến tần 3. Mạch nguồn bị lỗi hay kết nối bị lỗi. 4.Sụt áp do có tải bên ngoài 5. Dòng khởi động của động cơ làm cho sụt áp nguồn vì nguồn điện không đủ. |
1. Reset biến tần. 2. Kiểm tra ngõ vào. Tăng điện áp ngõ vào cho phù hợp với thông số của biến tần. 3. Kiểm tra ngõ vào ra 4. Kiểm tra điện áp ngõ vào và kiểm tra biến thiên của điện áp. 5. Kiểm ra điện áp ngõ vào , kiểm tra tụ |
L in (Lỗi mất pha ngõ vào) |
1. Dây nguồn vào bị đứt. 2. Vít terminal của mạch nguồn và biến tần chưa được vặn chặt 3. Mất cân bằng giữa ba pha hay điện áp ba pha quá lớn. 4. Quá tải thường xuyên xảy ra. |
1. Kiểm tra ngõ vào. Đứt dây thì thay dây. 2. Kiểm tra vít, siết chặt vít. 3. Kiểm tra điện áp ngõ vào. Thay biến tần lớn hơn. 4. Kiểm tra độ gợn sóng của mạch chỉnh lưu. Nếu độ gợn sóng quá lớn thì tăng tụ lọc. |
OH1 (Lỗi quá nhiệt) |
1. Nhiệt độ của biến tần vượt quá nhiệt độ cho phép 2. Cửa thông gió bị đóng nghẽn 3. Thời gian làm việc của quạt làm mát vượt quá mức bình thường, hay quạt làm mát bị lỗi 4. Tải quá nặng |
1. Kiểm tra nhiệt độ xung quanh biến tần 2. Làm sạch biến tần. Kiểm tra bộ làm mát có bị nghẹt hay không 3. Kiểm tra thời gian làm việc của quạt nếu quá lâu nên thay quạt. Kiểm tra bằng mắt xem quạt quay có bất thường hay không. 4. Kiểm tra dòng ngõ ra. |
OH2 (Lỗi ngoại vi) |
1. Hàm báo lỗi của thiết bị bên ngoài 2. Lỗi kết nối 3. Cài đặt sai |
1. Kiểm tra xem thiết bị bên ngoài có hoạt động hay không. Gỡ thiết bị nào gây nên lỗi. 2. Kiểm tra nếu đường báo lỗi có kết nối đúng với terminal (External failure) (E01-08, E98, E99 set to 9). 3. Cài đặt lại. |
OH3 (Quá nhiệt bên trong biến tần) |
Nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn cho phép của biến tần | Kiểm tra nhiệt độ môi trường. Cải tạo nhiệt độ môi trường bằng cách cải tạo hệ thống quạt gió làm mát biến tần |
OH4 (Quá nhiệt động cơ) |
1. Nhiệt độ xung quanh motor vượt quá nhiệt độ cho phép của động cơ 2. Hệ thóng quạt làm mát bị lỗi |
1. Kiểm tra nhiệt độ xung quanh động cơ 2. Kiểm tra hệ thống làm mát, sửa chữa nếu hư. |
OL1 (Lỗi quá tải động cơ) |
Động cơ hoạt động quá công suất | Kiểm tra lại động cơ |
OLU (Lỗi quá tải biến tần) |
Biến tần hoạt động quá công tải | Kiểm tra lại công suất biến tần |
Er 1 (Lỗi thẻ nhớ) |
Lỗi thẻ nhớ | Kiểm tra lại thẻ nhớ trên biến tần |
Er 2 (Lỗi giao tiếp bàn phím) |
Bàn phím lỗi hoặc cáp kết nối bị lỏng | Kiểm tra lại bàn phím và cáp kết nối |
Er 3 (Lỗi CPU) |
Lỗi CPU trên biến tần | Tắt nguồn bật lại nếu lỗi luôn thì nên thay biến tần mới hoặc thay bo CPU |
Er 4 (Lỗi giao tiếp truyền thông) |
1. Có vấn đề về kết nối giữa option card và biến tần. 2. Có tín hiệu nhiễu lớn từ môi trường bên ngoài. 3. Có một vài lỗi của dây kết nối giữa encoder với card option. |
1. Kiểm tra kết nối giữa card option với biến tần. 2. Kiểm tra lắp đặt biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Có biện pháp chống nhiễu. 3. Kiểm tra encoder và option card và cách kết nối cho chính xác. Kiểm tra dây. |
Er 5 (Option Error) |
1. Lỗi Encoder. 2. Lỗi kết nối Encoder. 3. Có một vài lỗi của dây kết nối giữa encoder với card option. |
1. Thay Encoder mới. 2. Kiểm tra. 3. Kiểm tra encoder và option card và cách kết nối cho chính xác. |
Er 6 (Run Operation Error) |
1. Lỗi cài đặt điều khiển tốc độ nhiều cấp. 2. Bộ hãm hoạt đông không đúng theo chương trình điều khiển hãm. |
1. Kiểm tra các hàm từ hàm L11 tới L18. Thay đổi cấu hình cài đặt. 2. Kiểm tra điều kiện của tín hiệu hãm với chương trình điều khiển hãm. Cấu hình lại hàm L84. |
Er 7 (Tuning Error) |
1. Mất pha kết nối giữa biến tần và động cơ. 2. V/f hay dòng điện định mức của động cơ chưa được cài. 3. Công suất định mức của động không tương thích với biến tần. 4. Động cơ đặc biệt. 5. Lỗi trong quá trình vận hành. 6. Dòng quá tải bị trôi. |
1. Kiểm tra contactor giữa động cơ và biến tần. 2. Kiểm tra hàm cài đặt F04,F05,P02 và P03 có đúng với các đặt điểm kỹ thuật của động cơ không. 3. Kiểm tra công suất định mức của động cơ nhỏ hơn của biến tần 3 hay nhiều cấp. Xem lại công suất biến tần. Cài các hệ số của động cơ (P06, P07, P08 và P12) bằng tay. 4. Cài các hệ số của động cơ (P06, P07, P08 và P12) bằng tay. 5. Không nhấn phím STOP trên bàn phím trong lúc tuning. 6. Ngắn mạch hay bị đứt dây hay chạm mass. Kiểm tra hàm cài đặt (F04, F05,P02, và P03) có đúng với đặt tính của động cơ không. |
Er 8 (Lỗi truyền thông RS485) |
1. Chuẩn kết nối giữa Biến tần và host khác nhau. 2. Mặc dù Y08 đã được cài đặt, nhưng kết nối không được cài đặt đúng như quy trình làm việc. 3. Host điều khiển sai hay lỗi do phầm mềm/ phần cứng. 4. Bộ chuyển đổi (RS485) không đúng giữa kết nối và cài đặt hay lỗi phần cứng. 5. Mất kết nối do đứt cáp hay tiếp xúc không tốt. 6. Tín hiệu nhiễu lớn gây ra cho biến tần |
1. So sánh cài đặt hàm y (Y01, Y10) với host. Thay đổi cái khác biệt đó. 2. Kiểm tra host. Thay đổi phần mềm cho Host, hay bỏ qua lỗi đó(Y08). 3. Kiểm tra host. Tháo host để kiểm tra. 4. Kiểm tra RS485. Thay đổi bộ chuyển đổi RS485, kết nối lại hay thay đổi phần cứng. 5. Kiểm tra cáp, các điểm tiếp xúc. Thay cáp. 6. Kiểm tra lắp đặt biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Có biện pháp chống nhiễu. Thay cáp RS485 cao hơn. |
Er H (Hardware Error) |
Card option bị hư | Thay card option |
PG (PG disconection Error) |
1. Một vài tín hiệu giữa encoder và card option bị đứt. 2. Tín hiệu nhiễu lớn gây ra cho biến tần. |
1. Kiểm tra kết nối giữaencoder và card option. Kiểm tra đường tín hiệu giữa terminals của card option đúng với sách hướng dẫn. 2. Kiểm tra lắp đặt Biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Có biện pháp chống nhiễu. |
Er b (Lỗi truyền thông CAN Bus) |
1. Lỗi trong bộ truyền động. 2. Bị lỗi phần cứng của Host, hệ điều hành hoặc cấu hính. 3. Mất kết nối hay kết nối không được ổn định của sợi cáp. 4. Tín hiệu nhiễu lớn gây ra cho Biến tần. |
1. Kiểm tra kế nối giữa biến tần (Y24) và Host. Điều chỉnh lại cho đúng. 2. Kiểm tra Host. Sửa lỗi. 3. Kiểm tra cáp. Thay cáp. 4. Kiểm tra lắp đặt Biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Có biện pháp chống nhiễu đối với Host. |
OS (Lỗi quá tốc độ) |
1. Lỗi cấu hình động cơ. 2. Tín hiệu nhiễu lớn gây ra cho Biến tần. 3. Bộ điều khiển bên ngoài đã đưuọc sử dụng. |
1. Kiểm tra mối tương quan khi cài đặt P01 và L02. Cài P01 cho đúng với đặc trưng của động cơ. Cài L02 cho đúng với độ chính xác của encoder. Kiểm tra hàm F03 (Max Speed). 2. Kiểm tra lắp đặt Biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Có biện pháp chống nhiễu. 3. Kiểm tra cáp, nhiễu bộ điều khiển tốc độ bên ngoài. Sử dụng cáp bọc chống nhiễu hay cáp xoắn đôi cho đường kết nối tín hiệu điều khiển. Kiểm tra nhiễu từ biến tần có thể ảnh hưởng nhiễu cho tốc độ động cơ. |
ErE (Lỗi điều khiển tốc độ đầu ra) |
1. Cấu hình bị lỗi. 2. Quá tải. 3. Tốc độ ngõ ra không thể tăng lên bởi giới hạn của dòng điện. 4. Lỗi thông số của động cơ. 5. Lỗi kết nối của encoder. 6. Đường kết nối tới động cơ bị sai. 7. Độ khuếch đại của bộ điều khiển tốc độ quá lớn hay quá nhỏ. |
1. Kiểm tra hàm cài đặt L90, L91, L92. Nếu biên độ của tốc độ biến thiên trong khoản cho phép, thì set hàm L90 thành 0. Kiểm tra mối quan hệ giữa hàm P01 và L02. Set P01 phù hợp với động cơ. Sét L02 phù hợ với encoder. 2. Có biện pháp cho dòng ngõ ra. Tải nhỏ hơn. Kiểm tra đặc tính cơ của bộ hãm đã được kích hoạt hay chưa. 3. Kiểm tra F44. Thay đổi F44 sao cho phù hợp với yêu cầu của quá trình, hay sét tới 999 nếu không cần giới hạn tốc độ. Kiểm tra đặt tuyến V/f cho đúng với hàm cài đặt F04, F05, P01 và P02. Thay đổi đặt tuyến V/f cho phù hợp với động cơ. 4. Kiểm tra cài đặt P01, P02, P03, P06, P07, P09, P10 và P12 sao cho phù hợp với động cơ. Set P02, P03 cho đúng và tự động điều khiển biến tần. 5. Kiểm tra dây. Đi lại dây tới các terminal P0,PA,PB,PZ và CM. Kiểm tra đường về của tín hiệu từ encoder thỏa các điều kiện: Khi biến tần chạy với nút FWD, một xung nhọn.. Truyền nhận tín hiệu giữa termnical PA và PB. 6. Kiểm tra dây tới động cơ. Kết nối terminal U, V và W của biến tần tương ứng với terminal U, V, W của động cơ. 7. Cấu hình lại L36, L39. |
OE (Lỗi quá momen) |
1. Ngõ ra của biến tần bị mất. 2. Dây kết nối giữa encoder và card option bị đứt. 3. Tải quá nặng. 4. Thời gian tăng tốc và giảm tốc quá nhanh. 5. Sai thông số cài đặt động cơ. 6. Số cực của động cơ bị sai |
1. Kiểm tra đường kết nối của ngõ ra biến tần (U,V,W) với động cơ. Kiểm tra xem bộ phận nào mất kết nối. Kiểm tra terminal. 2. Kiểm tra kết nối. Kiểm tra terminal. 3. Đo dòng của động cơ và ghi lại. Kiểm tra xem có phù hợp với thiết kế hay không. Nếu tại quá nặng thì thay biến tần cấp cao hơn. Kiểm tra xem có sự thay đổi dòng độ xuất hay không, thay biến tần cấp cao hơn. 4. Kiểm tra xem moment của động cơ có đáp ứng được trong khi tăng tốc hoặc giảm tốc hay không. Tính toán lại moment quán tính của tải với thời gian tăng và giảm tốc. Cài đặt thời gian tăng và giảm tốc lớn hơn. Thay biến tần cấp cao hơn. 5. Kiểm tra thông số động cơ (hàm P). Sửa thông số của động cơ theo nameplate. 6. Thay đổi số cực. |
PbF (Charger Circuit Fault) |
Không có nguồn cảu khởi động từ, ngắn mạch điện trở nạp. | Kiểm tra nguồn vào bằng các đưa nguồn 1 pha vào 2 chân R0 và T. Kiểm tra dây kết nối. |
2. Những lợi thế mà chúng tôi đang có.
- Độ ngũ kỹ thuật tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong nghành tự động hóa đặc biệt là Biến tần.
- Được đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình đo đạc, kiểm tra, phát hiện sự cố và sửa chữa hiện đại.
- Kho linh kiện thay thế luôn có sẵn với đầy đủ các linh kiện phổ biến của tất cả các hãng đảm bảo xử lý cho khách hàng một cách nhanh nhất.
- Với trường hợp biến tần lỗi CPU mất hết chương trình, sau khi sửa chữa xong sẽ được chúng tôi hỗ trợ cài đặt lại đúng như nguyên bản ban đầu khách hàng sẽ không phải lo chuyện làm thế nào để cài đặt lại chạy như cũ.
- Toàn bộ biến tần sửa chữa đều được Bảo hành tối thiểu 6 tháng tùy thuộc vào thời gian sử dụng trước đó của biến tần.
- Nếu các lỗi gặp phải không phải do phần cứng mà chỉ do phần mềm, có thể xử lý bằng cài đặt chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng khắc phục miễn phí qua điện thoại.
- Chúng tôi có mối quan hệ lâu năm với các đơn vị là đại diện nhà phân phối các hãng tại thị trường Việt Nam. Nếu với những trường hợp bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa, thay thế linh kiện chúng tôi sẽ liên hệ với nhà cung cấp chính hãng để thay thế bo mạch mới đúng với model cũ với giá thành cạnh tranh nhất.
- Ngoài dịch vụ về sửa chữa, khi khách hàng có nhu cầu chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ về tư vấn, thiết kế, lắp đặt mới Biến tần các hãng với giả cả rất cạnh tranh.
Với những lợi thế như trên chúng tôi tự tin sẽ khắc phục được tất cả các lỗi gặp phải trên tất cả các hãng biến tần, với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất. Dịch vụ sửa chữa biến tần của chúng tôi hoạt động trên tiêu chí 3 NHẤT:
⇒ Thời gian sửa chữa nhanh nhất.
⇒ Chi phí sửa chữa thấp nhất.
⇒ Chế độ bảo hành, hỗ trợ sau sửa chữa tốt nhất.
LIÊN HỆ HOTLINE 0384 577 377
3. Quy trình tiếp nhận sửa chữa biến tần.
♦ Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng
- Trao đổi trực trực tiếp thông tin với khách hàng để đánh giá sơ bộ tình trạng.
- Hướng dẫn khách hàng kiểm tra sơ bộ để loại trừ xem có đúng biến tần bị lỗi không?
♦ Bước 2: Khảo sát thực tế tại nhà máy (Nếu khách hàng yêu cầu)
- Tùy tình trạng từng trường hợp cụ thể nếu khách hàng yêu cầu khảo sát thực tế để đánh giá công ty DKN sẽ bối trí người qua kiểm tra trực tiếp tại nhà máy khách hàng.
♦ Bước 3: Tiếp nhận thiết bị
- Khách hàng chuyển trực tiếp thiết bị đến văn phòng công công ty DKN để được tiến hành kiểm tra thực tế.
- Nếu khách hàng có nhu cầu đến lấy thiết bị trực tiếp tại nhà máy công ty DKN cũng sẵn sàng hỗ trợ một cách nhanh nhất.
♦ Bước 4: Vệ sinh, kiểm tra
- Sau khi thiết bị được tiếp nhận bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành vệ sinh bụi bẩn trên thiết bị.
- Tháo lắp, đo kiểm tra thực tế thiết bị.
♦ Bước 5: Báo giá
- Thiết bị sau khi được kiểm tra cẩn thận sẽ được báo giá chi phí sửa chữa cho khách hàng dựa trên thực tế tình trạng hư hỏng.
♦ Bước 6: Sửa chữa
- Báo giá sau khi được khách hàng đồng ý chấp nhận phía công ty DKN sẽ tiến hành thay thế, sửa chữa các thiết bị hư hỏng.
- Thiết bị sau khi được sửa chữa hoàn thiện sẽ được chạy test thử không tải, có tải tại xưởng công ty DKN.
♦ Bước 7: Bàn giao - Thanh toán
- Thiết bị sau khi được sửa chữa kiểm tra chạy thử đạt tiêu chuẩn sẽ được bàn giao lại cho khách hàng.
- Việc thanh toán sẽ dựa trên thông tin thống nhất về điều khoản thanh toán của 2 bên theo báo giá.
♦ Bước 8: Bảo hành
- Toàn bộ thông tin về tình trạng thiết bị, ngày tiếp nhận và bàn giao sẽ được công ty DKN lưu trữ lại.
- Thời gian bảo hành 3-6 tháng tính từ ngày bàn giao thiết bị. Công ty DKN cam kết thực hiện đúng theo các điều khoản trên báo giá.
- Trao đổi trực trực tiếp thông tin với khách hàng để đánh giá sơ bộ tình trạng.
- Hướng dẫn khách hàng kiểm tra sơ bộ để loại trừ xem có đúng biến tần bị lỗi không?
♦ Bước 2: Khảo sát thực tế tại nhà máy (Nếu khách hàng yêu cầu)
- Tùy tình trạng từng trường hợp cụ thể nếu khách hàng yêu cầu khảo sát thực tế để đánh giá công ty DKN sẽ bối trí người qua kiểm tra trực tiếp tại nhà máy khách hàng.
♦ Bước 3: Tiếp nhận thiết bị
- Khách hàng chuyển trực tiếp thiết bị đến văn phòng công công ty DKN để được tiến hành kiểm tra thực tế.
- Nếu khách hàng có nhu cầu đến lấy thiết bị trực tiếp tại nhà máy công ty DKN cũng sẵn sàng hỗ trợ một cách nhanh nhất.
♦ Bước 4: Vệ sinh, kiểm tra
- Sau khi thiết bị được tiếp nhận bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành vệ sinh bụi bẩn trên thiết bị.
- Tháo lắp, đo kiểm tra thực tế thiết bị.
♦ Bước 5: Báo giá
- Thiết bị sau khi được kiểm tra cẩn thận sẽ được báo giá chi phí sửa chữa cho khách hàng dựa trên thực tế tình trạng hư hỏng.
♦ Bước 6: Sửa chữa
- Báo giá sau khi được khách hàng đồng ý chấp nhận phía công ty DKN sẽ tiến hành thay thế, sửa chữa các thiết bị hư hỏng.
- Thiết bị sau khi được sửa chữa hoàn thiện sẽ được chạy test thử không tải, có tải tại xưởng công ty DKN.
♦ Bước 7: Bàn giao - Thanh toán
- Thiết bị sau khi được sửa chữa kiểm tra chạy thử đạt tiêu chuẩn sẽ được bàn giao lại cho khách hàng.
- Việc thanh toán sẽ dựa trên thông tin thống nhất về điều khoản thanh toán của 2 bên theo báo giá.
♦ Bước 8: Bảo hành
- Toàn bộ thông tin về tình trạng thiết bị, ngày tiếp nhận và bàn giao sẽ được công ty DKN lưu trữ lại.
- Thời gian bảo hành 3-6 tháng tính từ ngày bàn giao thiết bị. Công ty DKN cam kết thực hiện đúng theo các điều khoản trên báo giá.
Thông tin liên hệ để được hỗ trợ tư vấn
Kỹ sư: NGUYỄN VĂN MINH - HP: 0384 577 377 (Zalo)