Biến tần cho máy ép nhựa

     GIẢI PHÁP NÀO GIÚP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO MÁY ÉP NHỰA ???
       Đây là câu hỏi mà tất cả các đơn vị sản xuất các sản phẩm về nhựa, có sử dụng máy ép nhựa đều rất quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy giải pháp nào là phù hợp và được ứng dụng một cách hiệu quả nhất cho các máy ép nhựa hiện nay? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy ép nhựa, tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây lãng phí điện để từ đó có những giải pháp can thiệp giúp giải quyết bài toán một cách hiệu quả nhất.

1. Cấu tạo máy ép nhựa: 
- Gồm 05 phần chính là: Hệ thống hỗ trợ ép phun, Hệ thống phun, Hệ thống khuôn, Hệ thống kẹp và Hệ thống điều khiển.
1.1. Hệ thống hỗ trợ ép phun.
- Là hệ thống giúp vận hành máy ép phun. Bao gồm 04 phần:

+ Thân máy (Frame).
+ Hệ thống thủy lực (Hydraulic system).
+ Hệ thống điện (Electrical).
+ Hệ thống làm nguội (Cooling system).

1.2. Hệ thống phun.
- Là hệ thống làm nhiệm vụ đưa nhựa vào khuôn thông qua các trình cấp nhựa, nén, khử khí, làm chảy, phun nhựa lỏng và định hình sản phẩm. Bao gồm:
+ Phễu cấp liệu (Hopper).
+ Khoang chứa liệu (Barrel).
+ Các băng gia nhiệt (Heater band).
+ Trục vít (Screw).
+ Bộ hồi tự hở (Non – return Assembly).
+ Vòi phun (nozzle).
1.3. Hệ thống kẹp.
- Có chức năng đóng, mở khuôn, tạo lực kẹp giữ khuôn trong quá trình làm nguội và đẩy sản phẩm ra. Bao gồm:
+ Cụm đẩy của máy (Machine ejector).
+ Cụm kìm (Clamp cylindero).
+ Tấm di động (Moverable platen).
+ Tấm cố định (Stationary platen).
+ Những thanh nối (Tie bars).
1.4. Hệ thống khuôn.
1.5. Hệ thống điều khiển.
- Giúp người vận hành theo dõi và điều chỉnh các thông số gia công cũng như áp suất, tốc độ phun và vị trí của các bộ phận trong hệ thống thủy lực.

2. Chu trình hoạt động máy ép nhựa.

- Gồm 05 chu trình là: 
+ Đóng khuôn: Tiêu thụ ~ 90% năng lượng.
+ Bơm keo: Tiêu thụ ~ 100% năng lượng.
+ Định hình: Tiêu thụ ~ 65% năng lượng.
+ Làm nguội: Tiêu thụ ~ 10% năng lượng.
+ Mở khuôn: Tiêu thụ ~ 55% năng lượng.

 
3. Phân tích thực trạng hoạt động máy ép nhựa.
- Như phân tích ở trên, trong quá trình hoạt động của máy ép nhựa thì chu trình "Bơm keo" là chu trình tiêu hao năng lượng lớn nhất (100%), còn lại các chu trình khác như: Đóng khuôn (~90%), Định hình (~65%), Làm nguội (~10%) và mở khuôn (~55%)  năng lượng tiêu hao ít hơn, nhưng với thực trạng máy ép nhựa hiện tại dù lượng tiêu hao năng lượng ít hay nhiều thì động cơ bơm dầu thủy lực luôn phải hoạt động max 100% tốc độ định mức → Điều này gây ra sự lãng phí và tiêu hao năng lượng vô ích rất nhiều.
* Các nhược điểm khi sử dụng máy ép nhựa hiện tại:
+ Động cơ luôn chạy 100% tốc độ định mức cho cả 4 chu trình như vậy sẽ gây tổn thất một lượng điện năng rất lớn.
+ Lượng dầu được bơm liên tục 100% khi không cần thiết sẽ  xả về thùng dầu gây nóng và hao phí dầu.
+ Sử dụng phương pháp khởi động trực tiếp gây sụt áp trên hệ thống lưới điện.


4. Giải pháp được đưa ra giúp tiết kiệm điện cho máy ép nhựa.
- Sau các phân tích ở trên, nắm bắt được các nhược điểm đang gặp phải của máy ép nhựa chúng tôi xin đưa ra giải pháp là:
LẮP ĐẶT BIẾN TẦN GIÚP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO MÁY ÉP NHỰA
- Phân tích: Khi lắp biến tần chúng ta có thể giải quyết các bài toán sau:
+ Điều khiển tuyến tính động cơ hoạt động theo từng chu trình, chu trình "Bơm keo" cho động cơ hoạt động 100% công suất, còn các chu trình khác tự động điều chỉnh giảm tốc độ động cơ ở mức phù hợp giúp tiêu hao năng lượng vô ích một cách thấp nhất → Giúp tiết kiệm một lượng điện lớn (Tùy theo từng sản phẩm mức tiết kiệm điện năng sẽ từ 10-45% so với thời điểm trước khi lắp biến tần).
+ Không phát sinh lượng dầu dư hồi về thùng → Dầu sẽ không bị nóng và bị tiêu hao ít trong quá trình sử dụng.
+ Động cơ hoạt động êm hơn, dòng khởi động nhỏ và được bảo vệ an toàn qua biến tần (Bảo vệ quá áp, quá dòng, quá nhiệt, quá tải ...)
+ Động cơ được khởi động êm → Giảm sụt áp trên hệ thống lưới điện.

5. Lựa chọn biến tần phù hợp cho máy ép nhựa.
- Trên thị trường có rất nhiều hãng biến tần quảng cáo có thể lắp cho máy nhựa nhưng để lựa chọn dòng biến tần phù hợp và đáp ứng tốt thì đơn vị tư vấn cần hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đa dạng các dòng máy ép nhựa, đánh giá được thực tế chu kỳ của từng sản phẩm của máy để có những tư vấn hiệu quả nhất.
- Các đơn vị lắp đặt biến tần cho máy ép nhựa cần có nhiều kinh nghiệm và đã lắp đặt thực tế cho nhiều loại máy khác nhau.
- Trước khi lắp đặt biến tần cần tính toán sơ bộ % năng lượng điện sẽ tiết kiệm được sau khi lắp biến tần để chủ doanh nghiệp có cơ sở để cân nhắc có nên lắp biến tần hay không?
Như vậy, khi khách hàng có nhu cầu lắp đặt biến tần để tiết kiệm điện cho máy ép nhựa, thì nên lựa chọn một đơn vị uy tín có hiểu biết sâu về máy ép nhựa và đã có kinh nghiệm thực tế cung cấp, lắp đặt cho nhiều loại máy ép nhựa khác nhau để được tư vấn và lựa chọn dòng biến tần phù hợp nhất.

Thông tin liên hệ để được hỗ trợ tư vấn
Kỹ sư: NGUYỄN VĂN MINH - HP: 0384 577 377 (Zalo)